Lịch sử áo dài Việt Nam như thế nào ?

07/12/2022

Từ ngàn xưa, áo dài được xem là trang phục truyền thống của Người Việt Nam, được đông đảo người Việt ở mọi lứa tuổi ưa chuộng và mặc không những đi học đi làm mà còn được mặc trong những sự kiện đặc biệt. Cũng giống như lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, tà áo dài đã xuất hiện từ hàng ngàn năm trước và có sự thay đổi rất nhiều so với những ngày đầu tiên xuất hiện nhưng vẫn luôn giữ được nét đặc trưng riêng của một nét đẹp rất Việt Nam.

Lịch sử áo dài theo giai đoạn phát triển của đất nước:

Có tài liệu ghi chép rằng áo dài Việt Nam có nguồn gốc từ áo sườn xám – trang phục truyền thống của Trung quốc. Tuy nhiên thời gian xuất hiện của sườn xám lại sau sự xuất hiện của áo dài Việt Nam.

Áo dài Việt Nam đã có lịch sử phát triển hàng ngàn năm trước khi sườn xám xuất hiện.

1/ Áo dài trước thời Nguyễn:

Áo dài được cho là xuất hiện đầu tiên vào những năm 38-42 SCN. Trong giai đoạn này, áo dài thường được gắn liền với hình ảnh Hai Bà Trưng mặc ra chiến trường, đánh giặt Hán giành độc lập cho nước nhà.

2/ Áo dài thời Nguyễn:

  • Áo dài tứ thân

Vào thời điểm vua Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền Bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán.

Có lẽ sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lãnh – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Áo giao lãnh còn được gọi là áo đối lĩnh, được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. Đây là kiểu áo cổ chéo gần giống với áo tứ thân.

Theo các nhà nghiên cứu và những hiện vật tại các bảo tàng áo dài thì để tiện hơn trong việc lao động sản xuất của người phụ nữ, chiếc áo giao lãnh được may rời 2 tà trước để buộc vào với nhau, hai tà sau may liền lại thành vạt áo. Loại áo này thường may màu tối, được xem là chiếc áo mộc mạc, khiêm tốn mang ý nghĩa tượng trưng cho 4 bậc sinh thành của hai vợ chồng.

Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.

Áo dài ngũ thân

Đến thời vua Gia long, chiếc áo dài ngũ thân dần xuất hiện dựa trên áo tứ thân. Trên cơ sở áo tứ thân, đến thời vua Gia Long áo ngũ thân xuất hiện. Thiết kế này bao gồm 2 tà ở sau, 2 tà ở trước và một tà váy ẩn dưới tà trước. Đây cũng là bộ váy đầu tiên có xẻ tà ở eo, một trong những điểm đặc biệt trong áo dài hiện đại. Không giống như những thiết kế sau này, áo ngũ thân ít ôm hơn và cũng ngắn hơn áo dài bây giờ. Loại áo này thường được may thêm một tà nhỏ để tượng trưng cho địa vị của người mặc trong xã hội. Giai cấp quan lại quý tộc thường mặc áo ngũ thân để phân biệt với các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội.

Ảnh cho thấy sự phân biệt tầng lớp: chủ mặc áo ngũ thân, người hầu mặc áo tứ thân (1884-1885)

Áo dài ảnh hưởng phương Tây

Đến thế kỉ 20, vào khoảng thập niên 1930, Pháp đô hộ Việt Nam, văn hoá phương Tây bắt đầu xâm lấn các trào lưu thời trang bản địa. Sự cải tiến vượt bậc nhất của áo dài xuất hiện khi một người phụ nữ Hà Nội có tên Cát Tường (hay Le Mur) đem lại rất nhiều thay đổi cho trang phục này, trong đó rất nhiều ý tưởng vẫn còn được giữ lại đến ngày nay.

Bà đã thu gọn kích thước áo dài để ôm khít thân hình người phụ nữ Việt Nam, đẩy cầu vai, kéo dài tà áo chạm đất và đem đến nhiều màu sắc mới mẻ. Nói cách khác, bà khiến nó trở nên gợi cảm, tinh tế và thu hút hơn.

Sau bốn năm phổ biến, ‘áo dài le mur’ được hoạ sĩ Lê Phổ đã bỏ hết những ảnh hưởng phương Tây và thay thế bằng những chi tiết từ áo tứ thân.

Từ thời điểm này đến những năm 1950, phong cách áo dài Việt Nam đã trở nên vô cùng nổi tiếng trong truyền thống nước nhà.

Áo dài thời Bà Trần Lệ Xuân

Vào cuối thập niên 50, Mỹ thay Pháp đô hộ Việt Nam, và đây là thời điểm áo dài bước vào chính trường một lần nữa. Năm 1958, Trần Lệ Xuân, vợ của cố vấn chính trị tổng thống (đồng thời cũng là anh trai) tạo nên đột phá khi mặc bộ váy và mang găng tay cùng với cổ chữ V và tay ngắn. Mặc dù nhiều người ca ngợi vẻ tinh tế trong bộ váy của bà, rất nhiều người chỉ trích rằng bộ váy thiếu thẩm mỹ. Đó cũng là lúc ngôi vị áo dài bị rớt bảng. Thực tế, mẫu thiết kế hiện đại bị chê bai nhiều đến nỗi khiến chính quyền cấm trang phục này khỏi giới tư bản.

Vào cùng khoảng thời gian đó, bộ váy bắt đầu đặt chân đến miền Nam, và nhà thiết kế người Sài Gòn Trần Kim và Dung đã cải tiến chiếc áo một lần nữa bằng cách thêm vào tay áo bà ba. Đây là điểm nổi bật với đường may chéo chạy từ dưới cánh tay lên đến cổ áo. Rất nhiều phụ nữ thích chi tiết này vì nó giúp họ dễ cử động và thoải mái hơn.

Tóm lại, áo dài đã được giữ nguyên từ cuối thập niên 70 đầu thập niên 80 khi áo dài trở nên ôm khít hơn, với cổ áo cao và quần ống loe cho tới tận ngày nay.

  Với lịch sử phát triển từ ngàn năm trước, áo dài Việt Nam đã có nhiều sử thay đổi đáng kể. Tuy nhiên vẫn giữ được những nét đặc trưng riêng của tà áo dài Việt Nam. Ngày nay, áo dài được thiết kế phải dựa trên nền vải mượt mềm như lụa, đảm bảo rằng không chỉ mang màu sắc biểu tượng cho đất nước, con người Việt Nam mà còn giúp cho bạn bè thế giới biết đến người Việt Nam nhiều hơn thông qua tà áo dài.

Theo Thủy Tiên 

Xưởng may Ninh Hiệp nhận đặt may Áo dài theo yêu cầu từ A đến Z theo hình ảnh và video.

Liên hệ đặt hàng Hotline : 0966 327 130 

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Nữ diên viên xinh đẹp Trần Vân cật lực học may để nhập vai “Làng trong phố”

21/08/2023
   Mới đây, trên trang cá nhân, nữ diễn viên Trần Vân đã chia sẻ lại quá trình học may để được nhận vai Hoài – cô công nhân may trong phim Làng trong phố. Sau thành công từ phần 1 Phố trong làng, nhân vật Hoài do nữ diễn viên Trần Vân thủ vai đã nhận được nhiều sự yêu mến của khán giả. Sang phần 2, bối cảnh phim không còn xuất hiện ở vùng nông thôn nữa mà […]

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022

29/11/2022
Gần 1.000 người diễu hành, biểu diễn áo dài trong Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 (HNMO) – Ngày 26-11, Sở Du lịch thành phố Hà Nội chính thức thông tin về Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022 diễn ra từ ngày 2 đến 4-12 tại không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận. Sở Du lịch Hà Nội họp báo thông tin về Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2022. […]

Sản xuất thời trang FOB là gì

19/11/2022
Trong các hình thức đặt hàng may mặc thời trang như CMT, FOB/OEM, ODM, OBM thì hình thức may FOB/OEM được sử dụng nhiều hơn cả tại Việt Nam. Vậy hình thức sản xuất may FOB là gì và hình thức sản xuất may FOB có những lợi thế gì? Hãy cùng Xưởng May Ninh Hiệp tìm hiểu ngay nhé ! 1. FOB là gì? Phù hợp với những ai? FOB (viết tắt của: Free On Board) có ý nghĩa là doanh nghiệp […]

Sự khéo léo của nghề Thợ May qua ngóc nhìn của Bé

26/10/2022
Trong gia đình em có lẽ cô em là người khéo tay nhất bởi cô là một người thợ may chuyên nghiệp. Em đã may mắn có dịp được ngắm nhìn cô làm việc khi đến xem cô làm tại Xưởng May Ninh Hiệp. Cô em năm nay khoảng ba mươi tuổi nhưng trông cô vẫn còn trẻ lắm có lẽ vì vẻ bề ngoài xinh đẹp của cô. Trước khi bắt đầu làm việc, cô luôn lấy sẵn những […]

Câu chuyện về chiếc cúc áo của đàn ông và phụ nữ

26/09/2022
Hàng cúc áo của nam luôn được “đơm” trên tà áo bên phải, hàng cúc áo của nữ luôn nằm ở tà áo bên trái. Tại sao có sự khác biệt này? Có câu “đàn ông đến từ sao Hỏa, đàn bà đến từ sao Kim”, câu nói khái quát những khác biệt, thậm chí là đối lập giữa hai nửa thế giới. Sự khác biệt này rất đa dạng, từ trừu tượng tới cụ thể, từ vĩ mô tới […]
Số điện thoại
0977365990

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Để lại các thông tin liên hệ theo form dưới đây, CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT MAY MẶC NINH HIỆP sẽ liên hệ tư vấn ngay cho bạn!