Khái niệm, mục đích, tầm quan trọng của mẫu thử, mẫu sống

11/05/2023

1. Mẫu thử là gì?

Trong ngành công nghiệp, mẫu thử là một sản phẩm rất quan trọng. Dựa vào mẫu thử để đối tác hay người đặt hàng có thể dựa vào đó để lên đơn hàng lớn hơn. Mẫu thử hay còn được gọi sample, trong ngành dệt may thì mẫu thử có tên tiếng Anh là garments sample. Đánh giá chất lượng và kỹ thuật của garments sample, từ đó thống nhất sản phẩm chuẩn để đưa ra đơn đặt hàng đúng nhất.

2. Mẫu thử quan trọng như thế nào?

Đối với khách hàng, doanh nghiệp thì mẫu thử đóng một vai trò rất quan trọng.

  • Tìm kiếm đúng nơi để hợp tác: Dựa vào mẫu thử mà khách hàng có thể đánh giá được nơi mà khách hàng có dự kiến hợp tác hay đặt hàng. Từ đó giúp tạo niềm tin tuyệt đối và đi đơn hàng được thành công hơn.
  • Chứng minh được tay nghề của doanh nghiệp: Cũng dựa vào mẫu thử mà doanh nghiệp có thể chứng minh được tay nghề, và cũng như giúp doanh nghiệp thể hiện được trình độ chuyên môn, thể hiện được sự chuyên nghiệp trong việc sản xuất hàng hóa. Từ đó sẽ dễ dàng thuyết phục được khách hàng hợp tác, ký hợp đồng trong lâu dài.
  • Thống nhất được những yêu cầu về sản phẩm: Mẫu thử được tạo ra sẽ phải đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, vậy nên khi đã có được mẫu thử, cả khách hàng và doanh nghiệp sẽ hoàn thiện được mục đích sản xuất của sản phẩm. Và cũng dựa vào mẫu thử để biết được thời gian thực hiện, hiệu suất sản xuất sản phẩm.

3. Quy trình sản xuất mẫu

a. Điều kiện may mẫu

Trước khi đặt ra kế hoạch may hàng mẫu, nên đưa ra một số điều kiện như sau:

  • Tài liệu kỹ thuật khách hàng: Phải dựa vào những yêu cầu và tiêu chí kỹ thuật sản phầm mà bên khách hàng đã đưa ra.
  • Bảng màu: Đưa ra được bảng màu phù hợp và đầy đỉ, yêu cầu màu sắc cần tuân thủ và chọn lựa đúng theo đơn sẽ đặt hàng.
  • Nguyên phụ liệu đầy đủ: Chuẩn bị đầy đủ nguyên vật liệu trước khi tiến hành sản xuất mẫu. Các nguyên liệu phải đồng bộ và đạt chất lượng đúng theo yêu cầu của khách hàng.
  • Chuẩn bị thiết bị may đáp ứng đúng tiêu chuẩn: Cần có thiết bị may phù hợp để may được vật mẫu đúng với chất lượng và kỹ thuật đã được đưa ra. Không phải bất kỳ sản phẩm nào cũng sử dụng một loại máy móc, đôi khi cần đầu tư hoặc chuẩn bị thêm máy móc hay phụ kiện có chức năng thực hiện được yêu cầu mà sản phẩm cần có.

b. Quy trình may sản phẩm mẫu

  • Nghiên cứu sản phẩm mẫu

Sản phẩm mẫu cần phải được nghiên cứu kĩ về mẫu mã, kỹ thuật sản xuất và cách lắp ráp để có một sản phẩm mẫu hoàn chỉnh. Bên cạnh đó, còn phải nghiên cứu về những cách gia công để tạo ra những chi tiết của sản phẩm, từ đó đưa ra một phương pháp sản xuất hợp lý nhất, giúp tiết kiệm thời gian cũng như để tạo ra được một sản phẩm mẫu đạt chất lượng cao.

Ngoài ra, khi nghiên cứu sản phẩm mẫu thì sẽ giúp doanh nghiêp tiết kiệm được nguyên liệu, và giảm thiểu được các quy trình thừa trong quá trình sản xuất. Nhờ vậy mà doanh nghiệp có thể tiết kiệm được nhân công, nang cao doanh thu và hiệu quả kinh tế cho đơn hàng. Sau khi nghiên cứu kỹ về sản phẩm mẫu, doanh nghiệp có thể đưa ra sự so sánh về điều kiện vốn có. Và cũng từ đó cũng giúp xây dựng lên một hệ thống sản xuất hoàn hảo hơn.

  • Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật

Với các tiêu chuẩn về kỹ thuật, doanh nghiệp cần nghiên cứu các thông số, số đo, nhưng chi tiết phụ và sự sai số cho phép của các bộ phận cần lắp ráp. Bên cạnh đo, cần nghiên cứu số lượng và nắm vững tính chất của nguyên vật liệu phụ. Đối với nguyên liệu phụ, trong may mặc chúng ta cần quan tâm đến củng loại chỉ, khóa kéo, hoặc các loại phụ kiện khác gắn trên sản phẩm.

Ngoài những nguyên vật liệu phụ, doanh nghiệp cũng cần nắm vững về các tiêu chí màu sắc, độ dày hay mỏng của vải và khả năng đàn hồi của sản phẩm. Nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo việc sử dụng các loại phụ kiện phù hợp nhất với yêu cầu trong sản phẩm mẫu như đúng màu sắc, đúng loại kim may, đúng chủng loại về móc khóa, mác hay mex… Theo việc nghiên cứu tiêu chuẩn kỹ thuật, các doanh nghiệp thường liệt kê theo bảng sau:

  • Kiểm tra các điều kiện khác

Ngoài việc nghiên cứu sản phẩm mẫu và các tiêu chuẩn kỹ thuật, doanh nghiệp cần tìm hiểu và kiểm tra các điều kiện khác như:

    • Có đầy đủ các tài liệu về sản phẩm mẫu
    • KIểm tra lại các vật dụng, thiết bị để gia công sản phẩm
    • Bổ sung thêm các phụ kiện nếu cần như chân vịt, gá… để tăng năng suất lao động
    • Kiểm ta thông số mẫu paton, kiểm tra lại quy cách về việc may sản phẩm.
    • Kiểm tra lần cuối những vị trí cần thêu hoặc sử dụng các phụ kiến gắn trên vật mẫu.
  • Lập bảng để xây dựng trình tự may

BẢNG TRÌNH TỰ MAY SẢN PHẨM

       STT                        NỘI DUNG                           THIẾT BỊ                   GHI CHÚ 

      ……..                                   …………..                              ……………..                   …………..

Khi lập bảng chúng ta cần đưa ra những nội dung và từng bước thực hiện công việc rõ ràng. Các bước phải hoàn chỉnh, kết thúc các bước thực hiện thì bắt buộc việc may sản phẩm phải được hoàn thiện. Ngoài thiết bị và các công đoạn may dệt, thì cần đưa những biện pháp bảo dưỡng, chăm sóc để các sản phẩm luôn có được chất lượng cao nhất.

  • Cắt bán thành phẩm

Để tiến hành may sản phẩm, thì công đoạn cắt bán thành phẩm rất quan trọng. Đây là giai đoạn quyết định đến 90% sự thành công của sản phẩm mẫu. Phải xác dịnh được đâu là loại vải chính, đâu là vải phụ, chất lượng của vải đã đúng chưa, hay độ co giãn đã đảm bảo yêu cầu… từ đó mới tiến hành cắt bán thành phẩm. Ngoài ra, cần kiểm tra thêm số lượng, canh vải, đúng chiều chi tiết. Sau đó mới có thể cắt vải, và phải cắt vải theo phần dấu đã được đánh. Trong khi cắt cần phải đảm bảo vệ sinh công nghiệp.

  • May mẫu thử

Khi may mẫu thử cần chọn loại kim đúng với chất liệu của vải. Việc chọn kim phù hợp rất quan trọng, nếu kim quá lớn so với độ dày của vải thì bề mặt của vải sẽ rất dễ bị vỡ, và lộ rõ ra đường chân kim may làm mất đi tính thẩm mỹ của sản phẩm. Khi may mẫu thử cần thực hiện theo quy trình đã lên kế hoạch sẵn.

Các bán thành phẩm sau khi đã được may xong sẽ lắp ráp thành một sản phẩm mẫu hoàn chỉnh. Trước khi được may thành một sản phẩm, các bộ phận riêng biệt cần được kiểm tra lại đường may, chất lượng và kích thước chuẩn đã được đo. May khuy gài nếu có vào sản phẩm. Khua gài hay cúc đính cần được may với khoảng cách hợp lý, chắc chắn. Sau khi may xong, vệ sinh sạch đầu chỉ, bỏ đi những phần chỉ thừa trên đường may.

  • Kiểm tra và nhận xét mẫu

Trong khi may sản phẩm, cần có sự giám sát chặt chẽ để đảm bảo quy trình được thực hiện đúng và đầy đủ. Ngoài ra, còn có thể kịp thời phát hiện ra những lỗi mắc phải khi may, giúp cho sản phẩm mẫu được tạo ra đạt chất lượng cao và tốt nhất. Dựa vào sản phẩm mẫu so sánh với các yêu cầu mà bên khách hàng đã đưa ra, nếu có những lỗi sai cần nhanh chóng chỉnh sửa để mẫu thử được hoàn hảo nhất.

Theo Lệ Thủy sưu tầm  

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Phát triển mẫu váy thời trang từ rập cơ bản

11/05/2023
Phát triển mẫu có vai trò quyết định đến quá trình tạo ra sản phẩm đạt chất lượng, đáp ứng yêu cầu của khách hàng vì vậy khi Phát triển mẫu cần đảm bảo tính chính xác về thông số, phom dáng, kết cấu. Trong sản xuất ODM, OBM nhân viên thiết kế rập thường dựa trên bộ rập cơ bản (đã đảm bảo các yêu cầu) phát triển mẫu mới mà chỉ thay đổi kết cấu, các đường bổ […]

RẬP LÀ GÌ? ĐIỀU GÌ KHIẾN RẬP TRỞ NÊN QUAN TRỌNG ĐẾN VẬY

28/11/2022
Rập là gì? Thiết kế rập là gì?  Tại sao chúng lại nhận được nhiều sự quan tâm từ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thời trang đến vậy? I. Rập là gì? Rập là gì? Hiểu đơn giản rập là khuôn mẫu của sản phẩm. Chúng được được cắt trên giấy theo hình dáng của chi tiết có trên sản phẩm. Sau đó được đặt lên vải cắt ra bán thành phẩm; để tạo ra sản phẩm chúng […]
Số điện thoại
0977365990

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN

Để lại các thông tin liên hệ theo form dưới đây, CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT MAY MẶC NINH HIỆP sẽ liên hệ tư vấn ngay cho bạn!